Những năm cuối đời Gideon Ernst von Laudon

Sau khi chiến tranh kết thúc, Daun trở thành Thống soái của toàn quân đội nước Áo và như vậy, Laudon buộc phải rút vào hậu trường. Trong thời gian này ông đã nhận được nhiều lời mời gọi - trong đó có cả lời mời của Phriđrích II - đề nghị Laudon rời Áo sang đầu quân cho các quốc gia khác. Mặc dù một số buổi gặp mặt đã diễn ra nhưng rốt cục Laudon đều từ chối các lời đề nghị này. Laudon được Lacy bổ nhiệm làm Tổng thanh tra của lực lượng bộ binh Áo khi Lacy thay thế Daun làm Chủ tịch Hội đồng chiến tranh. Tuy nhiên mâu thuẫn giữa Laudon và Lacy vẫn còn đó và khi Joseph II - một người có cảm tình với Lacy - lên ngôi Hoàng đế, Laudon quyết định nghỉ hưu và tận hưởng cuộc sống an nhàn tại thái ấp của mình ở Kutná Hora.

Tuy nhiên, Maria Theresa và Vương công Wenzel Anton Kaunitz đã bổ nhiệm ông làm Tổng chỉ huy quân đội ở BohemiaMoravia vào năm 1769. Ông giữ chức vụ này trong vòng 3 năm cho đến khi về hưu và lại quay về sống tại thái ấp Kutná Hora mặc dù Maria Theresa vẫn tiếp tục thuyết phục Laudon ở lại trong quân ngũ. Đến năm 1776 lãnh địa của Laudon bị Theresia thu hồi (với những điều khoản ưu đãi cho ông) khi giá trị của nó sụt giảm thê thảm bởi các vấn đề trong nông thôn xảy ra ở Bohemia; và vì vậy Laudon chuyển sang cư ngụ ở Hadersdorf gần kinh đô Viên. Không lâu sau đó ông được thăng lên hàm Thống chế. Trong tác phẩm "Cuộc đời Frederick Đại đế", nhà văn người ScotlandThomas Carlyle viết rằng Phriđrích II đã gặp Laudon vào năm 1776 và, trước mặt Hoàng đế Áo, vị vua Phổ vĩ đại đã gọi Laudon là "Hỡi Thống chế" (Herr Feldmarschall), but the hint was not taken until February 1778.

Khi Chiến tranh Kế vị Bayern (1778-1779) bùng nổ. Hoàng đế Joseph II và Tổng chỉ huy Lacy bắt đầu giảng hòa với Laudon, thế là Laudon cùng với Lacy đồng chỉ huy quân Áo nghênh chiến với quân đội Phổ. Tuy nhiên, vinh quang trong cuộc chiến này phần lớn thuộc về Lacy vì đơn vị do Lacy chỉ huy là lực lượng đối đầu trực diện với đội quân Phổ dưới quyền Phriđrích Đại đế. Chiến tranh kết thúc, Laudon lại trở về với cuộc sống yên tĩnh ở Hadersdorf.

Vị tướng già chưa được nghỉ. Năm 1787, chiến tranh Áo-Thổ bùng nổ. Những diễn biến ban đầu của cuộc chiến là thảm họa đối với người Áo, và đứng trước sự bất tài của viên tư lệnh chiến trường, một lần nữa Laudon lại được gọi ra mặt trận. Mặc dù tuổi cao sức yếu, tài năng của Laudon đã khiến chiến cục thay đổi hẳn: quân Thổ bị đẩy lùi và tới năm 1789 Beograd lọt vào tay quân đội Áo sau 3 tuần lễ công kích. Tuy nhiên, Laudon không sống đủ lâu để thấy được chiến thắng chung cuộc của nước Áo: ông qua đời vào ngày 14 tháng 7 cùng năm tại Nový Jičín ở Moravia trong lúc vẫn đang làm nhiệm vụ. Chức vụ cuối cùng mà Laudon được bổ nhiệm đó là Tổng chỉ huy quân đội Áo, thành lập bởi tân Hoàng đế Leopold II.

Laudon được mai táng tại Hadersdorf, nơi ông sống vào những năm cuối đời. 8 năm trước đó, Hoàng đế Joseph II đã cho tạc một bức tượng bán thân cẩm thạch của Laudon và đặt nó tại chamber of the council of war.

Con trai ông, Johann Ludwig Alexius Freiherr von Laudon (1762–1822) đã tham chiến trong Cách mạng MỹChiến tranh Napoléon và đã được thăng lên hàm Phó Thống chế.